CHÙA CHÂU HƯNG – LONG ĐIỀN
Giới thiệu
Du lịch tâm linh là một một trong những hình thức du lịch được nhiều người lựa chọn khi đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bởi đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, được thiên nhiên ưu ái cho nhiều cảnh đẹp. Nếu bạn đang tìm một địa điểm du lịch tâm linh tại đây thì không thể bỏ qua Chùa Châu Hưng – Ngôi cổ tự núi Chân Tiên.
Chùa Châu Hưng là ngôi cổ tự nằm ở Ấp An Thạnh, Xã An Ngãi, Huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Xem đường đi). Từ Thành phố Bà Rịa theo hướng về Long Hải đi khoảng 3km sẽ gặp đường Dinh Cố, rẽ trái là đến danh thắng núi Chân Tiên.
Trên đường đi, du khách có thể ung dung thưởng ngoạn cảnh quang tuyệt đẹp hai bên đường với những rừng cây và khối đá nhấp nhô. Hiện nay đường đi đến chùa đã rất thuận tiện cho những du khách đến vãn cảnh chùa, có thể tự do lựa chọn các phương tiện khác nhau và đều có thể di chuyển vào tận cổng chùa.
Theo ghi chép, Chùa được xây dựng vào năm 1791, do ông Phan Văn Sừng khai sơn, tạo tự. Ban đầu chùa chỉ là một am tranh nhỏ, với kiến trúc giản dị. Ông Phan Văn Sừng, cùng với những biến động của lịch sử, từ Tây Sơn (Bình Định) di cư vào phía nam. Trong lúc cạy đá làm nền cho ngôi chùa, ông tìm thấy dấu chân tiên trên đá, từ đó vùng núi này được gọi là núi chân tiên.
Trải qua nhiều đời trụ trì, chùa được tu bổ sửa sang cho đến ngày nay và luôn gắn với những truyền thuyết về dấu chân tiên. Chùa đón vị trụ trì đầu tiên vào năm 1996, trong thời gian tu tập tại chùa, ông đã cho tu sửa, xây dựng chùa ngày một khang trang hơn và có diện mạo như ngày hôm nay.
Chùa Châu Hưng là nơi thờ Phật, mang những nét kiến trúc đặc trưng của Đạo Phật, có thể dễ thấy những tượng Phật, tượng Quan Âm, kiến trúc ngói đỏ, họa tiết hoa sẽ trên những công trình khác nhau trong khuôn viên chùa.
Bên cạnh đó, chùa cũng sử dụng lối kiến trúc đặc trưng của người Chăm với màu đỏ đất của gạch men, những linh vật, vị thần mang âm hưởng văn hóa Champa.
Đặc biệt, Chùa Châu Hưng có một pho tượng Phật A Di Đà lớn, cao khoảng 20m, trong tư thế thẳng đứng, tọa trên một ngôi nhà mang kiến trúc hình đài hoa sen nở rộng.
Hình tượng Đức phật dù có nhiều dấu hiệu của thời gian nhưng có thể thấy tượng được điêu khắc tinh xảo từ đôi mắt, khuôn miệng, tà áo thể hiện sự phúc hậu, từ bi, mang đến cho du khách cảm giác an yên. Du khách có thể dâng hương ở đài dâng hương dưới chân tượng Phật và chiêm bái tượng đá của hai vị chư thiên mang nét văn hóa Champa. Đây thực sự là một sự kết hợp tín ngưỡng và văn hóa đầy độc đáo.
Hình tượng Đức phật dù có nhiều dấu hiệu của thời gian nhưng có thể thấy tượng được điêu khắc tinh xảo từ đôi mắt, khuôn miệng, tà áo thể hiện sự phúc hậu, từ bi, mang đến cho du khách cảm giác an yên. Du khách có thể dâng hương ở đài dâng hương dưới chân tượng Phật và chiêm bái tượng đá của hai vị chư thiên mang nét văn hóa Champa. Đây thực sự là một sự kết hợp tín ngưỡng và văn hóa đầy độc đáo.
Khuôn viên Chùa khá rộng lớn, du khách nên dành một ngày để vãn cảnh chùa và tìm hiểu về những nét độc đáo nơi đây. Nếu du khách lo lắng về chỗ dừng chân nghỉ ngơi thì Chùa cũng có những gian nhà có bàn ghế, mái che để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi trong ngày của du khách.
Ngoài ra, Chùa cũng có những góc check in dành riêng cho những du khách thích lưu lại những khoảnh khắc đẹp, an yên tại đây, du khách nên lưu ý những nơi không nên quay phim chụp ảnh để gìn giữ sự uy nghiêm của ngôi chùa.
Nếu có dịp đến với vùng đất Long Điền và đam mê những địa điểm du lịch tâm linh đặc sắc, bạn hãy một lần đến thăm CHÙA CHÂU HƯNG và cảm nhận vẻ đẹp bình yên, an tĩnh nơi đây.
Bài viết thuộc bản quyền của Ăn Chơi Vũng Tàu.