VỀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRẢI NGHIỆM MỘT LẦN “SĂN” RUỐC CÙNG NGƯ DÂN MIỀN BIỂN

23/11/2023
#Vũng Tàu
VỀ BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRẢI NGHIỆM MỘT LẦN “SĂN” RUỐC CÙNG NGƯ DÂN MIỀN BIỂN

Nếu ghé thăm miền biển xinh đẹp Bà Rịa – Vũng Tàu vào mỗi độ giữa năm bạn sẽ phấn khích hơn bao giờ hết khi bắt gặp những ngư dân đi cà kheo dưới biển, dầm mình vào làn nước hàng giờ đồng hồ. Và đó có lẽ đó là khi mùa ruốc bắt đầu. Vậy hãy cùng Ăn Chơi Vũng Tàu khám phá xem một ngày đi bắt ruốc của người dân Vũng Tàu để thấy yêu hơn vẻ đẹp của ngư dân nơi đây nhé!

Ruốc là một loại giáp xác họ tôm thân nhỏ, chiều dài khoảng 2cm, mình dày cỡ chân cây nhang, sống ở biển, mỗi năm chỉ xuất hiện một vài lần. Vào độ khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, bạn sẽ bắt gặp từng đàn Ruốc kéo nhau sát vào đường bờ biển trải dài xuyên suốt đường bờ biển của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy vậy vào những ngày biển động có sóng lớn, đàn ruốc sẽ không dạt vào sát bờ nên ngư dân đành ra về tay không.

Khi biển êm sóng lặng, ruốc sẽ kéo đàn sát vào gần bờ, lúc ấy ngư dân mới bắt đầu đẩy lưới để bắt ruốc. Muốn bắt được ruốc ngon thì phải tránh vùng nước đục còn đánh bắt ruốc ở biển từ ngoài khơi vào sẽ ít cát, sạn hơn.

Đẩy ruốc có thể nói là một nghề vất vả đối với các ngư dân nơi đây, bởi họ phải dầm mình dưới biển và di chuyển liên tục trong nhiều giờ đồng hồ, nếu ai không quen hoặc sức khỏe yếu không thể di chuyển nhanh dưới mặt nước và đi đẩy ruốc thường xuyên. Khó khăn là thế nhưng đầy lại là nghề đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần giúp cho cuộc sống của bà con đủ đầy hơn.

Để bắt ruốc, người ta thường dùng “Te” – một dụng cụ được làm bằng hai thân tre dài chừng 4 m, tạo hình chữ X không cân đối, hai đầu càng gắn lưới. Đuôi lưới gắn hai cục phao lớn để giữ túi ruốc không chạm đáy, gây ra lực cản trong quá trình đẩy. Để bắt được ruốc những vùng nước sâu hai mét trở lên, ngu dân sẽ tập đi cà kheo để đẩy bắt, cho dù là gần bờ hay xa. Người dân thường tập đi cà kheo để đẩy bắt ruốc khiến cho lưng và chân bị mỏi.ở vùng nước sâu từ 2m trở lên, tuy nhiên dù là xa hay gần bờ thì việc cũng sức liên cục cũng phần nào làm cho lưng và chân sẽ bị mỏi.

Sau khi đứng ở vùng nước sâu quá ngực, bạn sẽ thấy từng đàn ruốc rúc vào chân ngư dân, rồi họ sẽ dang tay cầm càng đưa qua đầu, từ từ đi thành hàng dọc, ngang trên biển. Thi thoảng ngư dân sẽ dừng lại để giũ lưới, đẩy những con ruốc vừa lọt vào túi lưới, hôm nào trời thưa gặp đàn ruốc thì hôm đó có lời: “Chim trời cá nước, ba hôm được năm hôm trật lất, chỉ đắp đổi qua ngày thôi”.

Bên cạnh đi cà kheo dưới biển để tung lưới bắt ruốc thì còn có nhiều người đi thuyền thúng ra cách bờ vài cây số để dễ dàng mang ruốc về vào những ngày biển động khi mà đàn ruốc không vào gần bờ. Bà con sống quanh vùng biển thường hay nói vui rằng”Hôm nào xuống biển không thấy mấy anh đi te, thì biển đầy những người đi thúng và ngược lại”. Ruốc khi mới đánh bắt lên  thường có màu hồng nhạt, mang lên bờ rồi bán cho các mối buôn hoặc các nhà làm đồ khô.

Đối với chúng ta, bắt ruốc chỉ đơn giản như những lúc nhìn người ta bắt cua, bắt cá nhưng với những ngư dân nơi đây thì bắt ruốc là những vất vả, là những thấp thỏm lo lắng nhỡ chẳng may căng cơ hay gãy kheo ngoài khơi.

Hình ảnh mùa ruốc biển tấp nập của người dân miền biển Bà Rịa – Vũng Tàu có lẽ đã in sâu trong lòng bao du khách với những giá trị tốt đẹp về cuộc sống lao động. Nếu có dịp ghé thăm miền biển này, bạn hãy dành thời gian khám phá một ngày mới của một ngư dân chính hiệu nhé!

Ảnh Nguyễn Khoa

MÙA CÁ MAI VỀ – NGƯ DÂN VŨNG TÀU RỘN RÀNG ĐÓN QUÀ TỪ BIỂN

Bài viết thuộc bản quyền của Ăn Chơi Vũng Tàu.

Liên hệ chúng tôi






    Tin tức liên quan

    DMCA.com Protection Status