NGHỀ LÀM MUỐI Ở XÃ ĐẢO LONG SƠN – BÀ RỊA VŨNG TÀU
Nghề Làm Muối Ở Long Sơn Bà Rịa Vũng Tàu có lịch sử lâu đời. Sản xuất muối nơi đây diễn ra vào mùa khô, bắt đầu từ tháng 9 âm lịch của năm trước đến tháng 3 âm lịch của năm sau. Đây là giai đoạn nước biển có độ mặn cao, trời không mưa, nắng gió đều và ổn định nhất trong năm.
Hiện nay, nghề làm muối ở xã đảo Long Sơn Bà Rịa Vũng Tàu vẫn chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, sản lượng và giá cả đầu ra của sản phẩm. Việc thu hẹp diện tích đất làm muối là do nghề làm muối có thu nhập bấp bênh, bị nhiều ngành khác có thu nhập cao hơn cạnh tranh. Bên cạnh đó, các dự án quy hoạch đồng muối hiện nay của địa phương là thách thức rất lớn đối với nghề làm muối và diêm dân ở Long Sơn.
Hôm nay tôi được trò chuyện với chú Danh , rất thân thiện và vui vẻ.
Tôi: Chú làm nghề Muối lâu chưa?
Chú Danh: Tui làm từ lúc trước giải phóng tới bây giờ.
Tôi: Vậy để Muối kết tinh thành hạt là bao lâu vậy chú?
Chú Danh: hễ nắng là khoảng 15 ngày,xong rồi bơm nước mới vô để làm mẻ khác
Tôi: vậy còn trời mưa có ảnh hưởng gì không ạ?
Chú: nếu như mưa nhiều thì hư mấy mẻ đó
(nghe xong cũng chột dạ buồn buồn).
Ngồi cạnh đống Muối chú Danh vừa vào trên bờ, tôi xin chú cho con thử nghe? Mặn lắm, độ mặn cỡ 30, tôi ngậm thấy sao nó đậm đà như tình yêu và giọt mồ hôi của con người mảnh đất nơi đây vậy.
Chú Danh chia sẻ nhỏ tôi bí mật khiến tôi giật mình, là khi thu hoạch. Muối xong cậu lấy hạt cơm bỏ xuống ruộng Muối , hạt cơm nó hổng chìm luôn, tôi ngạc nhiên, tiếc là không có cơm ở đó, lần tới tôi mà có ghé chỗ chú Danh, hy vọng sẽ chứng thực chuyện này và quay clip ngắn để mọi người xem có đúng không, mà tôi nghĩ chắc là có chú mới nói hihi.
Về chú còn nói chạy vô chòi của chú lấy cái bịch, lấy ít về đâm muối ớt ăn trái cây, tui hốt vài nắm bỏ bịch, tôi cảm ơn chú món quà nhỏ nhưng đậm đà, viết hơi dài mọi người chịu khó đọc nghe. Xin cảm ơn!