MÔ XOÀI – ĐIỂM DỪNG CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN HÀNH TRÌNH MỞ CÕI MIỀN NAM

07/08/2024
MÔ XOÀI – ĐIỂM DỪNG CHÂN ĐẦU TIÊN TRÊN HÀNH TRÌNH MỞ CÕI MIỀN NAM

Mô Xoài là vùng đất đầu tiên mà chúa Sãi (Nguyễn Phước Tần) lựa chọn để bắt đầu dừng chân khai phá, mở cõi ở Nam Bộ cách đây 400 năm. Hiện nay, Mô Xoài là một phần của thị trấn Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một đô thị sầm uất, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nơi đây cũng vẫn còn lưu lại một số dấu tích của vùng đất lịch sử như bức tường thành tại Đình Thần Long Điền.

Xứ Mô Xoài là vùng đất rộng lớn gắn liền với Núi Dinh xanh thẳm và sông Dinh khi đỏ nặng phù sa, khi trong xanh chảy đổ về biển. Hiện nay, địa danh này không còn nữa, chỉ còn lưu trong sử sách. Người ta chỉ sử dụng tên Mô Xoài cho một con đường tại thành phố Bà Rịa.

Cách đây 400 năm, vào thời kỳ chúa Nguyễn vào miền Nam mở cõi, địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai (Biên Hòa trấn, nay thuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, một phần tỉnh Bình Dương, một phần TP. Hồ Chí Minh ngày nay) đã có lưu dân của nước ta đến sống cùng người Cao Miên (người KhMer) để khai khẩn ruộng đất.

Ban đầu lũy Mô Xoài do người Cao Miên nắm giữ, họ đắp lũy bằng đất, bên ngoài trồng tre gai và có đội binh canh giữ. Chúa Nguyễn đã hai lần điều quân vào phá lũy, lần đầu vào năm 1658, đến năm 1674 thì bình định được lũy Mô Xoài. Từ đó, phá được lũy, chiếm được thành và buộc dân Cao Miên không được xâm chiếm biên cảnh nữa. Việc mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn tại đây được thực hiện theo nguyên tắc: Người dân tới sinh sống, khai hoang đất đai, lập làng ấp, chính quyền và sáp nhập chủ quyền.

Xứ Mô Xoài thế kỷ XVII là một vùng đất rộng lớn có vị trí chiến lược, mưa thuận gió hòa, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Xứ Mô Xoài có núi và sông, là lợi thế đắc địa trong quá trình mở mang vùng đất, lập thôn làng xóm. Vùng đất trước mặt có sông, sau lưng là núi thuận tiện cho giao thương buôn bán, đánh bắt hải sản… cũng như yên tâm hơn khi chống lại thiên tai, kẻ thù. Đây cũng chính là lý do Mô Xoài trở thành điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình mở cõi tại miền Nam.

Đến năm 1837, triều Nguyễn lập dinh phủ Phước Tuy (gồm huyện Phước An, Long Thành, Long Khánh), phủ lỵ đặt tại thôn Phước Lễ (nay thuộc phường Phước Hiệp, TP. Bà Rịa). Dinh phủ, cơ quan hành chính đầu não được dựng nên. Phước Lễ trở thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, quân sự… của phủ Phước Tuy. Từ đó, địa danh Mô Xoài cũng dần được gọi là núi Dinh, sông Dinh.

Với sự chăm chỉ lao động, bền bỉ cải tạo, vùng Nam Bộ trở thành khu vực đất đai phì nhiêu, xanh tốt. Xứ Mô Xoài ngày xưa cũng phát triển trở thành Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển như ngày nay, vươn lên thành một đô thị hiện đại, là một trong những trọng điểm kinh tế, văn hóa, thương mại… của miền Nam và cả nước.

Xem thêm: THĂM THÚ BẠCH VÂN ĐIỆN – DI TÍCH LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI Ở BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bài viết thuộc bản quyền của Ăn Chơi Vũng Tàu.

Liên hệ chúng tôi






    Tin tức liên quan

    DMCA.com Protection Status